Theo thông tin tổng hợp từ các huyện, thành phố và thị xã
trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, việc các nhà đầu tư đi gom thửa đất ở
có vườn ao không được công nhận là đất ở sau đó thực hiện thủ tục chuyển mục
đích sử dụng đất (nộp tiền sử dụng đất), rồi
thực hiện thủ tục tách thửa (phân lô nhỏ)
diễn ra rầm rộ. Nhiều lô đất nhỏ sau khi được tách thửa đất chỉ thực hiện các
giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất để lướt sóng(chuyển nhượng quyền sử dụng đấtđể lướt sóng-nói theo cách thông dụng của
giới đầu cơ đất gọi là “mua đi bán lại kiếm lời”), việc người nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất không có nhu cầu sử dụng đất mà chỉ mua đi bán lại kiếm
lời đã tạo “sốt đất ảo” tiềm ẩn nhiều hạn chế cho quy hoạch sử dụng đất nói
riêng và phát triển kinh tế của địa phương nói chung.
Luật Đất đai năm 2013 quy định tách thửa đất ở tại nông
thôn, tách thửa đất ở tại đô thị; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ, giao cho UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách
thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tại
tỉnh ta, thực hiện các quy định của Pháp luật Đất đai 2013, UBND tỉnh đã ban
hành Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 “Về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở
diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Tuy nhiên, Luật Đất đai hiện hành mới giao cho UBND tỉnh quy định diện tích tối
thiểu được phép tách thửa, chưa quy định rõ tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội của khu vực được phép tách thửa đối với các thửa đất ở. Với quy định hiện
hành, hiện nay có nhiều nhà đầu cơ đất thực hiện việc tách thửa đất ở thành nhiều
thửa đất nhỏ để thực hiện các giao dịch “mua
đi bán lại kiếm lời”, điều này dẫn đến áp lực về mật độ dân số, xã hội,
cũng như áp lực cục bộ về hạ tầng kỹ thuật (giao
thông, thoát nước) của khu vực có thửa đất được tách thành nhiều thửa nhỏ.


Sơ họa hai khu đất sau khi phân lô nhỏ đang giao dịch trên thị
trường
Để
giảm việc giới đầu tư thực hiện việc “mua
đi bán lại kiếm lời”, đồng thời giảm áp lực về xã hội và hạ tầng kỹ thuật tại
các khu vực có thửa đất ở được tách thành nhiều thửa nhỏ, một yêu cầu đặt ra với
cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai là cần
có giải pháp khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi khi xây dựng quy định tiêu chí phù hợp
với các quy định hiện hành của pháp luật (quy
hoạch, đất đai, xây dựng…) để sớm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định sửa
đổi “quy định diện tích tối thiểu được
phép tách thửa đất ở” từ đó hạn chế tối đa việc các nhà đầu cơ đất dựa vào
tách thửa đất ở thành nhiều thửa đất nhỏ để thực hiện việc “mua đi bán lại kiếm lời”.
ThS. Lê Huy Hưng
Phó Chánh Thanh tra – Sở Tài
nguyên và Môi trường.