1. Sử dụng tài sản công vào việc cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định có thể bị phạt đến 20 triệu đồng đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính gây ra
Đây là một trong những nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 29/2020/TT-BTC
ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Nghị
định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ. Thông tư có hiệu
lực từ ngày 02 tháng 6 năm 2020.
Theo đó, Điều 13 Thông tư số 29/2020/TT-BTC hướng dẫn việc xử phạt
đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp
luật về hội vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết như
sau:
- Việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản công
tại đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác
được thành lập theo quy định của pháp luật về hội vào mục đích kinh doanh, cho
thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều
13 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP. Riêng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của tổ chính
trị - xã hội sử dụng tài sản công vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ,
cho thuê, liên doanh, liên kết thì việc xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.
- Hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê,
liên doanh, liên kết khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi sử dụng
tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tại thời
điểm ký Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết hoặc thực tế sử dụng
tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không
có Quyết định phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho
thuê, liên doanh, liên kết của cấp có thẩm quyền.
2. Dự án sân golf không được ảnh hưởng an ninh
quốc phòng
Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy
định về điều kiện đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực từ 15
tháng 6 năm 2020; quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng và kinh
doanh sân golf.
Theo Nghị định, việc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf không
được làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được
công nhận và bảo vệ.
Nghị định cũng quy định 4 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động
đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, gồm: Xây dựng và kinh doanh sân golf
khi chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục quy định tại nghị định này và pháp luật có
liên quan; lợi dụng kinh doanh sân golf để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc,
gá bạc trái phép; cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; không cung
cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền yêu
cầu theo quy định của pháp luật.
3. Bãi bỏ
nhiều thông tư liên quan đến thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
Đó là một trong những nội dung chính của Thông
tư số 01/2020/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ Nội vụ bãi bỏ một số văn bản
quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Cụ thể, bãi bỏ các Thông tư
sau:
-
Thông tư số 01/2011/TT-BNV
ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
-
Thông tư số 07/2012/TT-BNV
ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và
nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
-
Thông tư số 01/2019/TT-BNV
ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ,
xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ
thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan,
tổ chức.
Thông
tư số 01/2020/TT-BNV có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2020.
4. 04 loại
tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại
Theo quy định tại Nghị định số 44/2020/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với
pháp nhân thương mại thì các tài sản sau đây không được kê biên cưỡng chế thi
hành án đối với pháp nhân thương mại gồm 04 loại tài sản, trong đó đáng chú ý
có các tài sản sau: tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản
phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp
cho cơ quan, tổ chức; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện
và các tài sản khác thuộc các cơ sở này nếu không phải là tài sản sử dụng để
kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Ngoài các nội dung trên, Nghị định cũng quy định
rõ việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, kể cả
trường hợp quyền sử dụng đất không được chuyển quyền theo quy định, cụ thể:
- Điều 26 quy định
việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, khi kê
biên quyền sử dụng đất, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu pháp
nhân thương mại, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các
giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền. Quyền sử dụng đất của
pháp nhân thương mại bị kê biên phải thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật; khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn
liền với đất thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại thì kê biên cả quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đất của pháp nhân thương mại có tài sản gắn liền với
đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì cơ quan thi hành án
hình sự có thẩm quyền chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có
tài sản gắn liền với đất.
Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, cơ
quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông
tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký. Sau khi kê biên, cơ quan thi hành án hình
sự thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó. Cơ
quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm tạm dừng hoặc
dừng việc thực hiện yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của
pháp nhân thương mại đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo
đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm
quyền.
- Điều 27 quy định
việc kê biên tài sản gắn liền với đất.
Theo đó, khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê
biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên
theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm
giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm
2020.
Vũ Tiến- Cán bộ
pháp chế