Nước là loại chất duy nhất nở ra khi đóng băng, băng lại nổi trên mặt nước, điều này dẫn đến hiện tượng phân tầng nhiệt trong các hồ và biển cả.
Nhiệt dung riêng của nước lớn nhất so với mọi chất lỏng và chất rắn nên quá trình đun nóng và làm nguội nước cũng lâu hơn. Chính vì thế, sự sống diễn ra trong nước không bị biến động đột ngột về nhiệt. Nhiệt hóa hơi của nước cũng cao nhất so với tất cả các chất lỏng khác. Do đó, hơi nước đã tích luỹ một lượng nhiệt lớn và giải phóng khi ngưng tụ. Vì vậy, nước là yếu tố chính ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Về mặt hoá học, nước là hợp chất có khả năng tham gia vào nhiều loại phản ứng. Nước hoà tan các chất nhiều hơn bất kỳ một dung môi nào khác. Nước cũng là tác nhân tham gia vào nhiều phản ứng hoá học. Nước hoà tan khí Ôxy nhiều hơn bất kỳ chất lỏng nào. Vì thế, sự sống xuất hiện trong lòng ao, hồ, sông ngòi, biển cả và đáy đại dương. Nước có mặt trong các cơ thể sống và mang dinh dưỡng đến tất cả các tế bào sống. Có thể nói, nước tham gia vào việc vận chuyển tất cả các chất tan đi khắp sinh quyển. Chu trình vận động của nước trong tự nhiên diễn ra theo một vòng tuần hoàn. Hơi nước bốc lên từ đại dương được không khí mang vào đất liền hoà cùng với hơi nước bốc lên từ ao, hồ, sông suối và sự thoát nước từ thực vật, động vật đã ngưng tụ tạo thành mưa hoặc tuyết rơi xuống mặt đất, lượng nước còn lại chủ yếu theo các nguồn nước mặt hoặc nước ngầm chảy ra biển và đại dương.
Nước là nguyên liệu đặc biệt, không chất nào có thể thay thế được. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Tổng trữ lượng nước trên trái đất rất lớn (khoảng 1.386 triệu km3), nhưng nước ngọt và nước sạch dùng cho con người thì có hạn vì sự tái tạo lại dường như phân bố không đều và không kịp thời cho nhu cầu sử dụng. Nước ngọt chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng lượng nước trên trái đất; trong đó nằm ở dạng băng khoảng 77,22%, nước dưới đất khoảng 22,42%, hồ đầm khoảng 0,35%, sống suối khoảng 0,01% lượng nước ngọt.
Con người phải dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất. Trong đời sống, động vật có thể chết nếu bị mất từ 10% đến 20% lượng nước trong cơ thể. Trung bình mỗi ngày, một người cần đưa vào cơ thể hàng ngày (qua ăn, uống nước) từ 2,5 đến 4 lít nước, còn lượng nước dùng cho sinh hoạt và vệ sinh của một người lại lớn hơn nhiều. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu nước cho sinh hoạt càng tăng lên. Nhu cầu nước dùng để sản xuất ra một tấn bún hoặc bánh phở trung bình cần 10m3 nước, sản xuất một tấn thép cần khoảng 25m3 nước, còn sản xuất 01 tấn giấy cần tới 100m3 nước. Tõ nh÷ng ph©n tÝch trªn cho thÊy níc cã vai trß cùc kú quan träng ®èi víi cuéc sèng cña con ngêi “Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi vật không có nước không thể thành được”. Ngày nay chúng ta khẳng định “Nước là máu của sự sống”.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của nước, vì vậy Liên Hiệp Quốc đã xếp tài nguyên nước là tài nguyên thiên nhiên quan trọng thứ 2 sau tài nguyên con người; nước được đặt lên hàng đầu trong 5 ưu tiên: Nước, năng lượng, sức khoẻ, nông nghiệp và đa dạng sinh học. Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo thực hiện thành công các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia”. V× vËy viÖc sö dông tiÕt kiÖm và hîp lý nhằm b¶o vÖ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên níc phải lµ nhiÖm vụ thường xuyên của mỗi tổ chức và cá nhân.
Ths: Mai Văn Tâm
(Phòng Tài nguyên nước - Sở Tài nguyên và Môi trường)